TRƯỜNG TH KIM TÂN
CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP ĐẦU MÙA LẠNH VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH
Đầu mùa lạnh là thời điểm cuối thu, đầu đông. do thời tiết thay đổi, lúc nóng lúc lạnh cùng với sự đóng góp của ô nhiễm môi trường, do lạnh nên sức đề kháng của cơ thể cũng giảm sút nên cơ thể dễ mắc các loại bệnh dịch. Sau đây chúng ta đi tìm hiểu về một số bệnh thường gặp đầu mùa lạnh đó là:
1. Bệnh cảm cúm
Vào các tháng 11, 12 thường phát sinh các loại vi khuẩn và các tác nhân gây cúm. Biếu hiện của bệnh cúm nói chung là: Sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, hắt hơi, sổ mũi , đau họng và ho.
Cách phòng tránh: tốt nhất là sau khi đi ra ngoài nên rửa mũi bằng nước muối và xúc họng để rửa sạch virus từ các màng nhầy. Tăng cường hệ miễn dịch bằng các loại nước hoa quả ép như cam, chanh chứa nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể thích nghi tốt với cái lạnh. Không nên lạm dụng kháng sinh vì nó không có tác dụng đối với virus. Chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ.
2. Viêm họng:
Đây là bệnh rất thường gặp ở cả người lớn và trẻ em khi trời lạnh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, sau đó là liên liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
Nếu bệnh do virus thì không cần dùng kháng sinh. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần dùng các thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng. Chẳng hạn, nếu thấy ho thì dùng thuốc long đờm, giảm ho, nếu sốt và đau họng thì uống pracetamol và nghỉ ngơi, uống nhiều nước…. Đặc biệt lưu ý nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn liên cầu tan máu nhóm A, có thể biến chứng dẫn đến bệnh thấp khớp, tim, phổi… ở trẻ.
Cách phòng tránh: Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Để phòng ngừa viêm họng, chúng ta cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em.
Giữ ấm vùng hầu, cổ khi thời tiết lạnh với khăng choàng cổ, khẩu trang hoặc các loại kẹo có 4 loại tinh dầu thảo dược gồm tần, gừng, tràm, bạc hà.
3. Viêm mũi – xoang: Người bệnh có các biểu hiện bệnh như: ngứa và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Trẻ còn bú thì bị nghẹt mũi, thở khò khè, phải thở bằng miệng, khi bú phải ngưng lại nhiều lần để thở, ngủ không yên giấc. Đặc biệt, viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh VA, Amiđan. Viêm xoang thường xảy ra sau bệnh mũi như sổ mũi, nghẹt mũi, viêm mũi. Người bệnh có thể thấy nhức đầu, nước mũi đặc…
Cách phòng tránh:
Muốn phòng bệnh tốt nhất nên tránh tiếp xúc với dị nguyên đã biết, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày, khám và sử dụng các loại thuốc chống dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Tránh khói thuốc lá và không khí ô nhiễm:
Tránh hít luồng không khí lạnh, khô:
Tránh stress: Khi làm việc quá sức, lo lắng nhiều, hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu rất dễ bị nhiễm trùng, trong đó mũi xoang dễ bị nhiễm nhất vì là cơ quan lọc không khí trước khi đưa vào cơ thể.
Rửa tay sạch nhiều lần trong ngày
4. Bệnh hen phế quản: Khi nào nghĩ đến bệnh hen?
Khi có một hay nhiều hơn trong 8 dấu hiệu sau đây, bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa hô hấp, làm hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản để phát hiện sớm bệnh hen:
- Có những cơn thở rít (nghe như tiếng huýt sáo với âm cao) khi thở ra hay những đợt thở rít khò khè tái đi tái lại.
- Bị ho kéo dài và ho nặng hơn lúc đêm khuya hay lúc thức dậy.
- Ðang đêm ngủ bị thức giấc vì ho hay khó thở.
- Bị ho hay thở rít sau khi vận động thể lực (chạy nhảy, tập thể thao gắng sức).
- Có vấn đề về hô hấp vào một mùa nào đó trong năm.
- Bị ho thở rít hay nghe nặng ngực khi hít phải chất kích thích trong không khí (khói thuốc lá, khói nhang, khói than, nước hoa).
- Bệnh nhân có những đợt cảm lạnh nhập vào phổi phải điều trị hơn 10 ngày mới khỏi.
- Khi có những triệu chứng hô hấp thì phải dùng thuốc giãn phế quản bệnh.
Cách phòng tránh:
Đeo khẩu trang mỗi khi ra đường
Giữ ấm cơ thể
Kiêng ăn các loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, đồ chiên nướng, rượu bia…
Tránh xa khói thuốc
Thận trọng khi dùng thuốc
Tránh tiếp xúc với lông của vật nuôi
5. Bệnh dị ứng:
- Các tác nhân gây dị ứng: phấn hoa; lông mèo, chó; nấm mốc, khói thuốc lá, gián( Loài gián gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở người. Các chất gây dị ứng có trong nước bọt và phân của chúng) Biểu hiện đó là hắt hơi, da ửng đỏ, mặt sưng vù, hoặc da nổi mề đay, khó thở...
Cách phòng tránh: Những người mẫn cảm với các tác nhân trên thì hạn chế tiếp xúc với chúng.
Kim Tân, ngày 15 tháng 11 năm 2024
Hiệu trưởng
Phùng Thị Lợi
|
Người viết
Đồng Thị Nga
|