Trường TH Kim Tân
TÌM HIỂU BỆNH THỦY ĐẬU, QUAI BỊ - CÁCH PHÒNG TRÁNH
Kính thưa các thầy cô giáo và thưa các em học sinh thân mến!
- Thường là mùa xuân là mùa khí hậu ẩm, nhiệt độ thấp, mưa nhiều, vì vậy mà các loại vi khuẩn, côn trùng sinh sôi phát triển mạnh. Nếu mọi người không vệ sinh thân thể sạch sẽ, không vệ sinh môi trường trong sạch thì sẽ dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm như bệnh quai bị, bệnh thủy đậu, bệnh sốt xuất huyết…
- Các bệnh gây nguy hiểm cho con người đó là bệnh Thủy Đậu, quai bị. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về bệnh và các biện pháp phòng tránh.
I. Bệnh Thủy Đậu
- Bệnh Thủy đậu là một căn bệnh nổi ban do siêu vi khuẩn Varicella- Zorter gây ra.
1. Đặc điểm của bệnh Thủy Đậu đó là:
- Bệnh Thủy Đậu có đặc điểm là ban ngứa, mụn Thủy Đậu thoạt đầu là những vết tròn, rồi trở thành mụn nước và khô đi trở thành vẩy trong 4- 5 ngày.
Ban ngứa có thể là dấu hiệu đầu tiên của con bệnh.
- Sốt nhẹ, nhức đầu và mệt mỏi là điều thông thường.
- Người bị nhiễm bệnh có thể chỉ bị vài mịn cho đến hơn 500 mụn trên cơ thể.
2. Đường lây:
- Bệnh Thủy Đậu là bệnh truyền nhiễm và lây lan qua sự đụng chạm tới ban ngứa từ người bị Thủy Đậu hoặc qua những giọt nước nhỏ trong không khí từ miệng hay mũi của người bị nhiễm Thủy Đậu (ví dụ khi người mắc Thủy Đậu hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho).
- Bệnh lây lan qua sự tiếp xúc trực tiếp đến quần áo hoặc vải trải giường bị ô nhiễm bởi chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
- Bệnh phát triển trong vòng 10- 21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
- Bệnh có thể lây từ 1- 2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả các vết
phồng đã đóng vẩy (thông thường trong vòng 5 ngày từ khi những vết phồng nổi lên).
3. Cách phòng bệnh
- Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 - 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 - 10 tuần.
- Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác.
II. Bệnh quai bị
- Quai bị là một bệnh nhiễm virus của các tuyến nước bọt, nhất là tuyến mang tai chạy dọc theo góc hàm ở phía trước và bên dưới mỗi tai.
1. Nguy cơ mắc bệnh
- Bệnh quai bị thường bị mắc vào mùa xuân, hoặc mùa hè. Nó ít lây nhiễm hơn so với bệnh thủy đậu hoặc sởi. Những đứa trẻ trong độ tuổi từ 5 đến 10 tuổi có khả năng mắc bệnh quai bị cao hơn, người lớn chưa tiêm phòng có nguy cơ cao hơn trong việc gặp nhiều biến chứng hơn là trẻ em nhưng hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng.
2. Nguyên nhân gây bệnh quai bị
- Bệnh quai bị gây ra bởi một sinh vật gọi là paramyxovirus. Nó truyền qua miệng của bạn từ nước bọt trong các cuộc nói chuyện, hắt hơi, ăn uống, hoặc ho…
- Quai bị có thể lây nhiễm trong khoảng một tuần trước khi các tuyến sưng lên, và khoảng 9 ngày sau đó.
3. Triệu chứng bệnh quai bị
- Khoảng một ngày sau khi khởi phát sốt, các tuyến mang tai gần tai bắt đầu sưng lên và đau – điều này làm cho việc nhai và nuốt đau đớn. Nhiệt độ của cơ thể tăng lên đến 39,5 ° C đến 40 ° C .
- Trong phần lớn các trường hợp bệnh quai bị, cả hai tuyến mang tai bên phải và bên trái bị sưng.
- Cơn sốt thường kéo dài chỉ 1-3 ngày nhưng có thể kéo dài trong một tuần. Sưng các tuyến sẽ tan sau khoảng một tuần.
- Biến chứng bệnh quai bị: gây vô sinh ngoài ra, bệnh quai bị có thể gây ra biến chứng nặng nề như viêm não, viêm màng não
4. Cách phòng tránh
– Biện pháp phòng ngừa đầu tiên, hiệu quả nhất là tiêm vacxin phòng bệnh quai bị bao gồm:
+ Tiêm phòng bệnh: bắt đầu từ 12 tháng tuổi trở lên có thể tiêm phòng bệnh quai bị, để cơ thể miễn dịch với bệnh quai bị trong một thời gian dài hoặc có thể suốt đời;
+ Tiêm khẩn cấp: đối với những người đã tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị mà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh thì cần phải tiêm vắc xin phòng bệnh quai bị khẩn cấp ngay lập tức để có thể bảo vệ bản thân tránh nhiễm bệnh quai bị. Lưu ý cần tiêm vắc xin phòng quai bị không quá 72h sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh quai bị đấy nhé.
– Duy trì một chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống, tập luyện điều độ, hợp lý, cân bằng để có một sức khỏe dẻo dai, một sức đề kháng tốt, chống lại các vi khuẩn gây bệnh;
– Tăng cường giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là đường hô hấp để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị;
– Cách ly bệnh nhân bị bệnh quai bị cho đến khi khỏi hẳn;
– Thường xuyên mang khẩu trang hoạt tính đê bảo vệ cơ thẻ không bị vi khuẩn gây bệnh quai bị xâm nhập.
=> Trên đây là toàn bộ bài tuyên truyền về bệnh Thủy Đậu, quai bị chúc các thầy cô giáo và các em học sinh có thêm những kiến thức bổ ích về cách phòng tránh bệnh và nếu chúng ta bị mắc phải những triệu chứng như trên thì phải đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám và chữa bệnh kịp thời. Trước khi dừng lời xin kính chúc các thầy cô giáo mạnh khỏe , chúc cho các em học sinh có một tuần học mới vui- khỏe- bổ ích.
Kim Tân, ngày 11 tháng 3 năm 2024
Hiệu trưởng
Phùng Thị Lợi
|
Người viết
Đồng Thị Nga
|